Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, ... mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ thì Tòa án ra quyết định ....

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

ĐƯƠNG SỰ CHẾT TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG THÌ GIẢI QUYẾT RA SAO?

     Câu hỏi của khách hàng: Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi một số vấn đề như sau: hiện tôi đang có tranh chấp về thừa kế đang được Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết thì bị đơn không may qua đời. Vì vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này thì vụ án của tôi có bị Tòa án đình chỉ giải quyết không? Nếu bị đơn có người thừa kế thì người này có kế thừa luôn các nghĩa vụ về tố tụng của người chết không? Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Công ty Luật Việt Việt xin chân thành cảm ơn câu hỏi của Qúy khách hàng đã gửi đến cho công ty. Với những băn khoăn, vướng mắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được tư vấn giải đáp như sau:

I. Đương sự trong vụ án dân sự là gì? – Luật Việt Việt

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về đương sự trong vụ việc dân sự thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

II. Đương sự chết thì vụ án dân sự có bị đình chỉ không? – Luật Việt Việt

Theo quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

  • a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

  • b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

  • c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

  • d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

  • đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

  • Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

  • g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

  • h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nếu bị đơn trong vụ án của bạn mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ thì Tòa án mới đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nếu quyền và nghĩa vụ của người này được thừa kế thì vụ án của bạn sẽ không bị đình chỉ.

Khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án, một số quyền và nghĩa vụ của họ cũng chấm dứt như các quyền về nhân thân, quyền thay đổi tên, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể…. Tuy nhiên, có những quyền hạn và nghĩa vụ mà khi người chết mất đi sẽ được thừa kế, chuyển giao lại cho một hoặc nhiều chủ thể khác. Tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng. Hơn nữa, theo quy định tại khoản     1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  • b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

  • c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Do đó, nếu bị đơn trong vụ án của bạn chết thì những người thừa kế nghĩa vụ tài sản của bị đơn cũng sẽ thừa kế nghĩa vụ về tố tụng và trở thành bị đơn hoặc đồng bị đơn trong trường hợp có nhiều người thừa kế trong vụ án của bạn.

Trên đây là phần trả lời của Công Ty Luật Việt Việt gửi đến Qúy khách hàng, cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thông tin liên quan đến pháp luật Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Công ty Luật Việt Việt
  • Web: https://luatvietviet.vn
  • Email/facebook: luatvietviet@gmail.com
  • Điện thoại, Zalo: 0987.706.103
  • Địa chỉ: 334 Đại lộ Bình Dương, Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Xem thêm:

CON MANG HỌ MẸ, CHA CÓ BỊ TƯỚC QUYỀN GÌ KHÔNG?

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG THEO THÁNG ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/07/2022

KHÔNG CÓ MẶT ĐÚNG THỜI GIAN THEO GIẤY GỌI NHẬP NGŨ BỊ PHẠT TỪ 10-12 TRIỆU ĐỒNG

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on google
Google+

4 bình luận

    1. Theo khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

      “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
      a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
      b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
      c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
      d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
      đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
      Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
      e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
      g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
      h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
      Như vậy, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu bị đơn trong vụ án của bạn mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ thì Tòa án mới đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nếu quyền và nghĩa vụ của người này được thừa kế thì vụ án của bạn sẽ không bị đình chỉ.

    1. Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng như sau:

      “1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
      2. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
      a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
      b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
      c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.
      3. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
      4. Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
      5. Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.”
      Như vậy, theo như quy định nêu trên nếu bị đơn trong vụ án của bạn chết thì những người thừa kế nghĩa vụ tài sản của bị đơn cũng sẽ thừa kế nghĩa vụ về tố tụng và trở thành bị đơn (hoặc đồng bị đơn trong trường hợp có nhiều người thừa kế) trong vụ án của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 706 103
Contact Me on Zalo

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

Điện thoại : 0987706103

Địa chỉ : 334 Đại lộ Bình Dương, KP2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát, Bình Dương

Thiết kế website bởi Brand Design