QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên không còn cha,…..thì pháp luật cho phép những người này có người giám hộ. Vậy thì đăng ký giám hộ là gì? Quy trình đăng ký giám hộ được thực hiện ra sao?

1. Khái niệm về giám hộ: (Khoản 1 điều 46 Bộ luật dân sự 2015)

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định (người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (người được giám hộ).

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp giám hộ đương nhiên không thực hiện việc đăng ký này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ giám hộ.

2. Những đối tượng được giám hộ gồm: (Điều 48 Bộ luật dân sự 2015)

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất năng lực hành vi dân sự;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

*Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

3. Điều kiện của cá nhân khi đăng ký người giám hộ

Không phải ai cũng có thể làm người giám hộ mà chỉ những cá nhân có đủ các điều kiện sau đây mới có thể làm người giám hộ:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

*Lưu ý: Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

4. Trình tự thủ tục đăng ký giám hộ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Tờ khai đăng ký giám hộ.

– Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.

– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

– Giấy khai sinh của người được giám hộ

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của người nhận ủy quyền (nếu có)

* Lưu ý: Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: Khi người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì không cần xuất trình bản chính.

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ. Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể nộp hồ sơ theo 03 cách sau:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ;

+ Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính;

+ Gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền, nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

– Khi tiếp nhận hồ sơ Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Người có yêu cầu đăng ký giám hộ sẽ nhận được Trích lục đăng ký giám hộ.

Khi nhận kết quả cần mang theo:

+ Phiếu nhận hồ sơ hoặc giấy trả kết quả;

+ Hộ chiếu, hoặc CMND, hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu);

+ Giấy tờ ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nhận bản sao trích lục hộ tịch).

Trên đây là bài viết của Luật Việt Việt gửi đến Qúy bạn đọc. Mọi thông tin cần hỗ trợ liên quan đến pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Công ty Luật Việt Việt
  • Web: https://luatvietviet.vn
  • Email/facebook: luatvietviet@gmail.com
  • Điện thoại, Zalo: 0987.706.103
  • Địa chỉ: 334 Đại lộ Bình Dương, Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

==> XEM THÊM:

THỦ TỤC LY HÔN KHI VỢ HOẶC CHỒNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH BỊ LỪA KHI MUA ĐẤT?

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 706 103
Contact Me on Zalo

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

Điện thoại : 0987706103

Địa chỉ : 334 Đại lộ Bình Dương, KP2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát, Bình Dương