QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG THEO HÌNH THỨC SA THẢI

Theo quy định của Bộ luật lao động số năm 2019 thì sa thải lao động là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất trong 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động bởi vì kỷ luật lao động theo hình thức sa thải dẫn đến hệ quả chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì vậy, pháp luật đã ban hành những quy định chặt chẽ hơn đối với người sử dụng lao động khi họ muốn áp dụng hình thức này, đồng thời để tránh trường hợp Người lao động bị sa thải trái pháp luật.

Công ty luật Việt Việt xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau mong rằng sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật xử lý kỷ luật sa thải lao động.

1. Những trường hợp Người sử dụng lao động được quyền sa thải Người lao động

Không phải khi nào Người sử dụng lao động cũng được quyền xử lý kỷ luật sa thải lao động mà chỉ có những trường hợp dưới đây Người sử dụng lao động mới được quyền xử lý kỷ luật sa thải lao động gồm:

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc;

– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

– Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Người lao động

– Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

2. Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động sa thải

 Theo quy định tại Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người giao kết hợp đồng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với Người lao động, cụ thể là:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;

– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

3. Quy trình xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật sa thải người lao động được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

Có hai trường hợp phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động gồm:

– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra: Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu người lao động là thành viên, thông báo đến người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi (lao động chưa thành niên).

– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện việc thu thập chứng cứ để chứng minh lỗi của người lao động.

Bước 2: Tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật Người lao động

Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hoặc 12 tháng đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh hoặc trong một số trường hợp thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày thì người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

* Trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:

Người sử dụng lao động thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động vi phạm là thành viên; Người lao động vi phạm kỷ luật lao động; Người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm trước ít nhất 05 ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người tham dự phải xác nhận tham gia họp hay không dự họp. Nếu không xác nhận hoặc có xác nhận tham gia mà không tham gia thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp.

Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.

* Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:

Dựa theo thời gian, địa điểm đã thông báo hoặc các bên đã thỏa thuận và khi có đầy đủ thành phần được thông báo tham gia hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì Người sử dụng lao động sẽ tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật người lao động. Trong cuộc họp, người lao động có thể tự bào chữa, mời luật sư hoặc nhờ người khác biện hộ cho mình. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của Người lao động.

Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

Có chữ ký của người tham dự, trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật và gửi đến các thành phần phải tham dự

Trên cơ sở biên bản cuộc họp đã được thông qua tại phiên họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải ra quyết định xử lý kỷ luật lao động với hình thức sa thải trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quyết định này sẽ được gửi tới các thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được xác định ở trên.

Trên đây là bài viết của Luật Việt Việt gửi đến Qúy bạn đọc. Mọi thông tin cần hỗ trợ liên quan đến pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Công ty Luật Việt Việt
  • Web: https://luatvietviet.vn
  • Email/facebook: luatvietviet@gmail.com
  • Điện thoại, Zalo: 0987.706.103
  • Địa chỉ: 334 Đại lộ Bình Dương, Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 706 103
Contact Me on Zalo

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

Điện thoại : 0987706103

Địa chỉ : 334 Đại lộ Bình Dương, KP2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát, Bình Dương