Quy trình xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng hiện nay

Tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Như vậy phương thức và quy trình xử lý tài sản bảo đảm gồm những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này.

 

 Phương thức để xử lý tài sản bảo đảm gồm những gì?

Tại điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

 

Căn cứ vào các quy định trên hiện nay một số ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?

Khi thuộc trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tại Điều 299 Bộ luật Dân sự thì ngân hàng (hay còn gọi là bên nhận thế chấp) thì tùy theo Hợp đồng bảo đảm (hay còn gọi là Hợp đồng thế chấp) mà bên thế chấp bên nhận thế chấp (hay còn gọi là người vay tiền ngân hàng) đã thỏa thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật thì bên nhận thế chấp sẽ xử lý tài sản bảo đảm (hay còn gọi là tài sản thế chấp) theo các cách thức thực hiện phổ biến như sau:

Đầu tiên ngân hàng sẽ thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên thế chấp theo quy định tại Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Sau khi Thông báo xử lý tài sản bảo đảm cho bên thế chấp thì ngân hàng tùy theo thỏa thuận trong Hợp đồng thế chấp mà xử lý, và thông thường sẽ có cách xử lý tài sản thế chấp như sau:

 

Thứ nhất, các ngân hàng dựa theo Hợp đồng thế chấp sẽ chọn cách khởi kiện bên thế chấp tại Toà án có thẩm quyền, và sau khi có Quyết định hoặc Bản án của Toà án buộc bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Thì lúc này căn cứ vào Bản án, Quyết định của Toà án mà ngân hàng sẽ thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp tùy vào Hợp đồng thế chấp trước đó mà xử lý theo các cách khác nhau:

– Trường hợp bên thế chấp giao tài sản thế chấp cho ngân hàng theo Điều 301 Bộ luật dân sự và Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì ngân hàng sẽ căn cứ theo Hợp đồng thế chấp quy định về việc xử lý tài sản thế chấp bằng phương thức bán đấu giá hoặc ngân hàng tự bán tài sản thế chấp.

+ Với trường hợp bán đấu giá thì ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục để bán đấu giá đến cơ quan, tổ chức có chức năng bán đấu giá và thực hiện bán đấu giá theo Luật bán đấu giá theo quy định pháp luật.

+ Với trường hợp ngân hàng tự bán tài sản thế chấp thì giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp sẽ thỏa thuận về giá bán tài sản thế chấp hoặc thuê đơn vị thứ ba có chức năng thẩm định giá để định giá bán tài sản thế chấp. Thông thường trong Hợp đồng thế chấp giữa bên thế chấp (tức là người vay tiền) và bên nhận thế chấp (tức là ngân hàng) trước đó các bên đã thống nhất giá bán tài sản thế chấp khi xử lý tài sản thế chấp hoặc đã thuê đơn vị thứ ba để định giá bán tài sản thế chấp trước đó. Như vậy, căn cứ vào giá bán tài sản thế chấp lúc này ngân hàng sẽ tự mình bán tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ.

– Trường hợp trong Hợp đồng thế chấp có quy định hoặc bên thế chấp không giao tài sản thế chấp để xử lý tài sản thế chấp thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào Bản án, Quyết định của Toà án để thực hiện các thủ tục Thi hành án theo Luật Thi hành án. Lúc này cơ quan thi hành án có thẩm quyền sẽ thi hành Bản án, Quyết định của Toà và Ngân hàng sẽ thu hồi khoản nợ thông qua quá trình thi hành án. Cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án sẽ ra Quyết định thi hành án, trường hợp bên thế chấp không giao tài sản thế chấp thì sẽ bị cưỡng chế thi hành, kê biên bán đấu giá và bàn giao cho người trúng đấu giá và thực hiện các thủ tục hành chính để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người trúng đấu giá.

 

Thứ hai, Ngân hàng sẽ thông báo cho bên thế chấp (tức là bên vay tiền) đến để giải quyết, nếu bên thế chấp vẫn không có khả năng hoặc không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp căn cứ vào Hợp đồng thế chấp giữa các bên trước đó, và thông thường trong Hợp đồng thế chấp một số ngân hàng thường hay thỏa thuận 02 phương thức xử lý tài sản là vừa bán đấu giá hoặc ngân hàng tự bán tài sản thế chấp, về việc tự bán tài sản thế chấp câu hỏi đặt ra là tự bán thì bán với giá như thế nào? Về giá bán khi xử lý tài sản thế chấp thường trong Hợp đồng thế chấp các bên cũng sẽ thỏa thuận hay đã thuê một tổ chức có chức năng định giá để định giá bán tài sản để xử lý tài sản thế chấp hay nói cách khác là giá bán tài sản thế chấp khi phát mãi tài sản.

Và để thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật thì trước khi xử lý ngân hàng phải thông báo xử lý tài sản thế chấp cho bên thế chấp theo quy định và đăng ký Văn bản thông báo này đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (nơi đăng ký thế chấp) để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.

Để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp này thì bên thế chấp phải giao tài sản thế chấp cho ngân hàng để xử lý, trường hợp bên thế chấp không giao tài sản thế chấp thì ngân hàng sẽ khởi kiện bên thế chấp tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bên thế chấp giao tài sản thế chấp để xử lý. Sau khi nhận bàn giao tài sản thế chấp thì ngân hàng sẽ xử lý bán tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong Hợp đồng thế chấp.

 

Khi bán tài sản thế chấp thì ngân hàng có mấy cách xử lý?

Khi bán tài sản thế chấp thì có 02 cách xử lý của ngân hàng như sau:

  1. Bán đấu giá tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục để bán đấu giá tại các tổ chức, cơ quan có chức năng bán đấu giá theo quy định Luật bán đấu giá, lúc này người trúng đấu giá sẽ ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp với ngân hàng và thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo quy định Điều 58 NĐ 21/2021/NĐ-CP.
  2. Ngân hàng sẽ tự bán tài sản thế chấp với giá bán tối thiểu đã được thỏa thuận thống nhất khi các bên Hợp đồng thế chấp, nếu trước đó không thỏa thuận thì bên thế chấp và ngân hàng sẽ thỏa thuận giá bán, trường hợp không thống nhất được giá bán thì thuê tổ chức có chức năng định giá để ấn định giá tối thiểu bán tài sản thế chấp. Lúc này người mua tài sản thế chấp sẽ ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm với ngân hàng và thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo quy định Điều 58 NĐ 21/2021/NĐ-CP.

 

Trên đây là một số quy trình, trường hợp xử lý tài sản bảo đảm của hoạt động ngân hàng hiện nay. Ngoài ra pháp luật còn có nhiều trường hợp và phương thức xử lý tài sản thế chấp khác nhau. Để được tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp luật mọi thông tin quý bạn đọc, quý khách vui lòng liên hệ cho đội ngũ Luật sư Công ty Luật Việt Việt chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

  • Web: https://luatvietviet.vn
  • Email/facebook: luatvietviet@gmail.com
  • Điện thoại, Zalo: 0987.706.103 (LS.Lê Thị Liên)
  • Địa chỉ: 334 Đại lộ Bình Dương, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
  • Chi nhánh: 280 Khu phố 4, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Xem thêm:

10 Hành vi phạm tội mà người bị hại có quyền quyết định tù tội của bên kia

BỊ ỐM NẶNG CÓ ĐƯỢC HOÃN THI HÀNH ÁN KHÔNG?

THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH?

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 706 103
Contact Me on Zalo

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

Điện thoại : 0987706103

Địa chỉ : 334 Đại lộ Bình Dương, KP2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát, Bình Dương