1. Các điểm cần lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh

1.1. Quy định chung về hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh có hồ sơ pháp lý, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Nếu đăng ký theo hộ gia đình, một thành viên được ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh. Một số đối tượng như người sản xuất nông nghiệp, buôn bán lưu động hoặc có thu nhập thấp không cần đăng ký, trừ khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

1.2. Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh

1.3. Đặt tên cho hộ kinh doanh

Tên hộ kinh doanh bao gồm cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng, sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ số hoặc ký hiệu. Không được dùng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục, lịch sử và không được sử dụng các cụm từ như “công ty”, “doanh nghiệp”. Tên riêng không được trùng với tên hộ kinh doanh khác trong cùng phạm vi huyện.

1.4. Địa điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm, nhưng phải đăng ký một địa điểm chính làm trụ sở và thông báo các địa điểm kinh doanh khác cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường tại địa phương.

1.5. Ngành, nghề kinh doanh

Khi đăng ký, hộ kinh doanh phải nêu rõ ngành nghề chính theo mã ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Các ngành nghề khác có thể ghi tự do mà không cần mã cấp bốn. Đối với ngành nghề có điều kiện, hộ kinh doanh cần đảm bảo đủ điều kiện pháp lý trong suốt quá trình hoạt động.

1.6. Vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là tổng giá trị tài sản do cá nhân hoặc các thành viên cam kết góp khi đăng ký hộ kinh doanh. Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu, trừ trường hợp ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định.

1.7. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký

Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ đăng ký. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân cần kèm văn bản ủy quyền, bản sao giấy tờ cá nhân người được ủy quyền. Nếu ủy quyền cho tổ chức, cần có hợp đồng dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức.

2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

2.1. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đăng ký gồm:

2.2. Nơi nộp hồ sơ

Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở. Phòng Tài chính – Kế hoạch không được yêu cầu thêm các tài liệu ngoài những gì đã quy định.

2.3. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Mọi thông tin cần hỗ trợ liên quan pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Xem thêm:

Tổng kết chương trình “Đồng hành bảo vệ thanh thiếu niên thời đại số năm 2024”

Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam không?

Cách xử lý khi một người có hai mã số thuế

0987 706 103
Contact Me on Zalo

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

Điện thoại : 0987706103

Địa chỉ : 334 Đại lộ Bình Dương, KP2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát, Bình Dương