TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

ĐẤT KHÔNG CÓ ĐƯỜNG, CẦN MỞ LỐI ĐI THỰC HIỆN THẾ NÀO?

Tình huống:

Tôi có một thửa đất không có lối đi tọa lạc tại xã X, huyện y, tỉnh Z. Từ trước đến nay, tôi đi nhờ nhà chị B nhưng nay chị B bán đất cho anh C thì anh C không cho tôi đi lối này lại, giờ anh C muốn rào lại phần đất này và không cho tôi đi qua. Ngoài lối đi này, tôi không có bất kỳ lối đi nào khác, nếu anh C rào lại thì tôi không có đường nào đi vào đất của mình. Tôi nhờ Công ty Luật Việt Việt tư vấn giúp cho tôi làm thế nào để tôi có thể mở một lối đi, cập nhật lối đi vào sổ đất cho tôi?

Trả lời:

Công ty Luật Việt Việt xin chân thành cảm ơn câu hỏi của Quý khách hàng đã gửi đến cho công ty. Với những băn khoăn, vướng mắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được tư vấn, giải đáp như sau:

Thứ nhất, về việc Quý khách hàng làm thế nào để có thể mở một lối đi qua bất động sản của người khác:

Một là, căn cứ pháp lý

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, trong trường hợp quyền sử dụng đất của Quý khách hàng không có lối đi, Quý khách hàng có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Hai là, phương pháp và cách thức thực hiện

1. Lựa chọn 1: thông qua hình thức thương lượng

Quý khách hàng nên liên hệ anh C để thương lượng về việc chừa cho mình một lối đi hiện hữu. Trong trường hợp các bên không thương lượng được Quý khách hàng có thể nhờ đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết thông qua lựa chọn 2

2. Lựa chọn 1: thông qua hình thức tố tụng

Bước 1: làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai gửi đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải về việc xin mở lối đi qua đất nhà ông C.

* Căn cứ pháp lý:

Điều 202, điều 203 Luật đất đai

Điều 88, 89, 90 và 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

* Hồ sơ nộp đính kèm đơn yêu cầu hòa giải gồm:

– Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;

– Giấy tờ của người nộp đơn: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.

Bước 2: nếu hòa giải tranh chấp đất đai ở xã X không thành, Quý khách hàng tiếp tục nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi bất động sản tọa lạc là Tòa án nhân dân huyện Y để nộp đơn khởi kiện.

* Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự;

– Bộ luật tố tụng dân sự;

– Luật đất đai và các nghị định hướng dẫn.

* Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.

– Biên lai nộp thuế sử dụng đất (nếu có).

– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Biên bản hòa giải giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp (nếu có). Nếu là biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như: Bản sao hợp đồng chuyển nhượng (nếu có), hợp đồng tặng cho, ……

Bước 3: Sau khi có bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Y nếu quý khách hàng không đồng ý phán quyết của Tòa án. Quý khách hàng có thể nộp đơn kháng cáo hoặc trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo của bị đơn, người liên quan, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Y theo quy định thì toàn bộ hồ sơ vụ án sẽ được chuyển để xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

* Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự;

– Bộ luật tố tụng dân sự;

– Luật đất đai và các nghị định hướng dẫn.

* Hồ sơ kháng cáo (nếu có) gồm:

– Đơn kháng cáo;

– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Bản án sơ thẩm (nếu có);

– Tài liệu, hồ sơ liên quan vụ án (nếu có)

* Lưu ý: Thời gian kháng cáo cho khách hàng là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyến án hoặc nếu trường hợp khách hàng không có mặt tại ngày tuyên án thì trong 15 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bản án theo quy định.

Bước 4: nộp đơn và hồ sơ thi hành án để yêu cầu thực hiện theo bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật về việc mở lối đi

* Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự;

– Bộ luật tố tụng dân sự;

– Luật đất đai và các nghị định hướng dẫn;

– Luật thi hành án dân sự.

* Hồ sơ nộp thi hành án và yêu cầu thi hành án (nếu có) gồm:

– Đơn yêu cầu thi hành án;

– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

– Bản án sơ thẩm và trích lục bản án sơ thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm không bị kháng cáo hoặc kháng nghị và có hiệu lực theo quy định pháp luật;

– Bản án phúc thẩm(nếu có);

Ba, về án phí

Án phí tranh chấp đất đai là án phí dân sự, đối với trường hợp không có giá ngạch thì án phí là 300.000 đồng, trường hợp có giá ngạch thì sẽ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. 

Bốn, về thời gian giải quyết

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử tranh chấp đất đai trong trường hợp này là 04 tháng, nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì có thể được gia hạn thêm 02 tháng thì thời gian chuẩn bị xét xử trong trường hợp này có thể là 06 tháng.

Thứ hai, về việc Quý khách hàng cần làm thế nào để cập nhật con đường vào quyền sử dụng đất của mình:

Sau khi nhận kết quả từ Chi cục thi hành án huyện Y, quý khách hàng đem hồ sơ liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Y; bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (bộ phận 1 cửa) để nộp hồ sơ xin cấp đổi sổ với việc cập nhật lối đi này vào Giấy chứng nhận của mình theo quy định.

* Căn cứ pháp lý:

– Luật đất đai và các nghị định hướng dẫn;

– Luật thi hành án dân sự.

* Hồ sơ nộp:

– Mẫu đơn đăng ký biến động. Quý khách hàng có thể liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Y; bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (bộ phận 1 cửa) để xin biểu mẫu này, điền đầy đủ thông tin.

– Bộ hồ sơ thi hành án gồm: bản án có hiệu lực pháp luật, giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thi hành án, bản vẽ, biên bản bàn giao….

– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Quý khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Việt Việt dành cho Qúy khách hàng về vấn đề Mở lối đi.

Mọi thông tin cần hỗ trợ liên quan pháp luật về lĩnh vực đất đai.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Công ty Luật Việt Việt
  • Điện thoại, Zalo: 0987.706.103
  • Địa chỉ: Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on google
Google+

2 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 706 103
Contact Me on Zalo

TÍN ĐỨC - VỮNG TÂM - TRỌN NGHĨA TÌNH

Điện thoại : 0987706103

Địa chỉ : 334 Đại lộ Bình Dương, KP2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát, Bình Dương

Thiết kế website bởi Brand Design