Trên thực tế án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 (ba) năm. Dù vậy, người được hưởng án treo thường không hoặc khó tìm được việc làm trong thời gian thử thách, điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng người đang hưởng án treo không được phép đi làm, đi xa hay đi làm ở tỉnh khác.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc hiểu rõ các quy định pháp luật đối với người đang được hưởng án treo.
Trước tiên phải hiểu án treo là gì?
Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì:
“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Toà án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”
Như vậy, trong trường hợp người phạm tội bị phạt tù tối đa không quá 03 năm đồng thời nếu xét thấy người phạm tội không cần phải chấp hành hình phạt tù thì Toà án xem xét, áp dụng cho người phạm tội được hưởng án treo.
Người đang hưởng án treo có được đi làm, đi xa khỏi địa phương, đi làm khác tỉnh hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì:
“1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
3. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Ví dụ: Anh A là nhân viên của Công ty LVV, năm 2021 A vi phạm pháp luật và bị xử lý về tội trộm cắp tài sản, nhưng xét thấy trường hợp của A chưa tới mức áp dụng hình phạt tù nên Toà án nhân dân huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương tuyên A được hưởng án treo, trong thời gian thử thách A trở về Công ty LVV xin tiếp tục làm việc và được đồng ý đồng thời anh A vẫn được hưởng lương, thưởng và các chế độ như những nhân viên khác.
Có thể thấy pháp luật không những không hạn chế mà còn đảm bảo quyền lợi của người đang hưởng án treo là có thể tiếp tục làm việc, tiếp tục học tập, đảm bảo quyền lợi như một công dân bình thường.
Cũng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019:
“1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.”
Như vậy, nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cho phép người đang hưởng án treo có thể tham gia lao động, làm việc, hoà nhập với cộng đồng nhằm góp phần có ích cho xã hội.
Vậy nên người hưởng án treo vẫn có thể đi làm, đi xa và đi làm ở tỉnh khác, trừ những trường hợp bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định mà được ghi trong bản án. Đồng thời khi đi khỏi địa phương phải xin phép, khai báo tạm trú, tạm vắng với UBND và Công an cấp xã theo quy định của pháp luật.
Mọi thông tin cần hỗ trợ liên quan các vấn đề pháp luật, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- Công ty Luật Việt Việt
- Website: https://luatvietviet.vn
- Email/Facebook: luatvietviet@gmail.com
- Điện thoại/Zalo: 0987.706.103 (LS. Lê Thị Liên).
- Địa chỉ trụ sở chính: 334 Đại lộ Bình Dương, khu phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Địa chỉ chi nhánh: 280 Khu phố 4, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Xem thêm:
Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam khi nào?
Một bình luận
Simply desire to say your article is as surprising. The clearness in your post is simply excellent and i could assume you are an expert on this subject. Fine with your permission let me to grab your feed to keep up to date with forthcoming post. Thanks a million and please carry on the gratifying work.